Sách Chiến Binh Cầu Vồng – Khi giáo dục là cội nguồn của sự sống

"Chiến Binh Cầu Vồng" không chỉ là một câu chuyện về giáo dục. Nó còn đề cập đến nhiều vấn đề xã hội, như chuyện đối mặt với căn bệnh quái ác và sự đấu tranh để vượt qua nghèo đói. Cuốn sách này cũng giúp chúng ta nhận ra rằng giáo dục không chỉ là việc học hỏi từ sách vở mà còn là việc học hỏi từ những người xung quanh chúng ta.

Giáo dục là một trong những yếu tố cốt lõi của sự phát triển của con người. Nó không chỉ giúp chúng ta có thể học hỏi kiến thức mới mà còn giúp chúng ta trưởng thành và phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất. Cuốn “Sách Chiến Binh Cầu Vồng” của tác giả Andrea Hirata là một trong những cuốn sách đầy cảm hứng và đầy ý nghĩa về giáo dục. Qua trang sách, chúng ta được đưa vào thế giới của một cậu bé nghèo trong một ngôi làng nhỏ ở Indonesia và cuộc hành trình của cậu để có được một tương lai tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, “Sách Chiến Binh Cầu Vồng” không chỉ là một câu chuyện về giáo dục. Nó còn đề cập đến nhiều vấn đề xã hội, như chuyện đối mặt với căn bệnh quái ác và sự đấu tranh để vượt qua nghèo đói. Cuốn sách này cũng giúp chúng ta nhận ra rằng giáo dục không chỉ là việc học hỏi từ sách vở mà còn là việc học hỏi từ những người xung quanh chúng ta.

Với những thông điệp đầy ý nghĩa và sự nghịch lý trong cuộc sống, “Sách Chiến Binh Cầu Vồng” sẽ khiến bạn suy ngẫm và cảm thấy cảm động. Đó chính là sức mạnh của giáo dục – nó có thể thay đổi cuộc đời của chúng ta và tạo nên những kỷ niệm đẹp suốt cả cuộc đời. Hãy cùng tôi khám phá thêm về cuốn sách này và những bài học giá trị mà nó mang đến trong các bài viết tiếp theo.

KHI GIÁO DỤC LÀ CỘI NGUỒN CỦA HẠNH PHÚC

Có một ngôi trường kỳ lạ tại Indonesia, nơi mà điều kiện khó khăn và nỗi lo cơm áo gạo tiền chồng chất từng con người vẫn có những người luôn tận tâm mang đến cho hơn 10 đứa trẻ từng con chữ nhưng tràn đầy lòng bao dung, sự yêu thương bất chấp những khó khăn kia. Đó là những giáo viên rất đặc biệt vì họ là những chiến binh, chiến binh giáo dục.

Câu chuyện có thật được lấy từ câu chuyện tuổi thơ của tác giả Andrea Hirata viết về những giá trị lớn lao của việc cắp sách đến trường cùng niềm khao khát mãnh liệt chạm tay đến tri thức của những đứa trẻ tại ngôi làng Belitong, một ngôi làng Hồi giáo ở Indonesia.

NGÔI TRƯỜNG ĐẶC BIỆT

Bắt đầu câu chuyện kể về ngôi trường Muhammadiyah là khung cảnh ngôi trường 120 năm tuổi đang đứng trước nguy cơ phải xóa sổ vì đang thiếu học sinh (10 học sinh), tất cả đều đang đợi 1 phép màu sẽ xuất hiện và cậu bé thiểu năng trí tuệ Harun miệng lúc nào cũng cười toe toét đã cứu ngôi trường này trong những giây phút cuối cùng.

Hình ảnh trường học Muhammadiyah trong một bộ phim chuyển thể
Hình ảnh trường học Muhammadiyah trong một bộ phim chuyển thể

Tại đây, thầy hiệu trưởng Harfan quan niệm rằng: “Học không phải phương tiện để thăng tiến, kiếm tiền hay làm giàu. Thầy xem học tập là ca tụng nhân bản, là thanh cao, là niềm vui khi cắp sách đến trường và là ánh sáng văn minh.”

Cô giáo Mus chỉ mới 15 tuổi chính là những chiến binh kiên cường, đặt nền móng giáo dục kiến thức và nhân cách cho những đứa trẻ, cô Mus tâm sự với học trò:”Cô sẽ không bao giờ đánh đổi các em để lấy bất cứ thứ gì!”.

Thầy Harfan và cô Mus là đại diện cho  những người yêu giáo dục và làm giáo dục chân chính, không nghĩ đến danh vọng hay vật chất.

Họ là 2 chiến binh kiên trì thực sự để giữ những giá trị chân chính của một người làm giáo dục, công việc nuôi dưỡng tri thức và cả tâm hồn cho những đứa trẻ nơi đây. Họ không được trả tiền để đứng lớp mà thậm chí phải tự bỏ tiền túi ra để chi trả cho những vật dụng nhỏ nhất như viên phấn vì học sinh ở đây quá nghèo. Mặc cho những cám dỗ và áp lực rất lớn từ xã hội và nhà cầm quyền đang muốn lăm le đóng cửa ngồi trường này.

NHỮNG ĐỨA TRẺ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN ĐỂ ĐẾN TRƯỜNG

Belington là nơi mà nổi cơ cực bao trùm trên tất cả người dân, việc học chẳng thiết thực gì bằng việc đi làm culi hái tiêu hay đồn trầm hương cho tư bản, cái thực tế phũ phàng cho đến khi những chiến binh của chúng ta trưởng thành thì tương lai không khác gì buổi tối tại Belington mỗi nhà chỉ có ánh đèn le lói, ah tệ hơn thế chứ.

Các em đến trường buổi sáng, chiều phải phụ ba mẹ làm culi và nhiều công việc vặt vãnh khác để được tiếp tục đến trường, dụng cụ học tập thì không có gì cả, đứa thiếu compa, điếu thiếu bút vở…. quần áo đồng phục chắc chắn là không rồi, cậu bé Lintang phải đạp 80 cây số mỗi ngày để đến trường.

Đến trường đối với những đứa trẻ trong truyện là một điều Hạnh phúc nhất mà chúng được trải nghiệm
Đến trường đối với những đứa trẻ trong truyện là một điều Hạnh phúc nhất mà chúng được trải nghiệm

Đến trường đối với những đứa trẻ trong truyện là một điều Hạnh phúc nhất mà chúng được trải nghiệm, những giờ học hết sức hào hứng cho đến những trò chơi cũng sống động ký ức tuổi thơ, nếu ai từng sống ở vùng quê thì ký ức này sẽ hiển lên rõ mồn một khiến ai cũng có thể tưởng tượng ra khung trời đó.

Nhưng để đến được ngôi trường hạnh phúc đó 10 chiến binh đã trải qua rất nhiều khó khăn.

Lintang phải đi 40 cây số mỗi ngày để đến trường qua cả đầm lầy cá sấu nhưng không bao giờ vắng mặt, sợi xích của chiếc xe đạp cà càng đã đứt đến không thể nối được, đã phải bán cả nhẫn cưới của mẹ để mua xích và lốp xe để đến trường. Niềm khao khát mãnh liệt được học đến cuối truyện vẫn gục ngã trước hoàn cảnh nghiệt ngã để lo cho gia đình sau này.

Mỗi gia đình của những đứa trẻ là những hoàn cảnh khó khăn, mỗi nhà mỗi cảnh khác nhau, làm lụng từ sáng đến tối chỉ mong đủ nuôi sống gia đình. Dường như cái nghèo khổ đã chiếm hết thời gian và tâm trí, họ làm gì đủ thoải mái mà mơ ước một tương lai học hành và thành đạt cho con.

Điều đó thì lại trái lập cuộc sống gần đó không xa, nơi những địa chủ của họ sống xa hoa và trang bị nhiều điều kiện cho con.

Nếu khó khăn không thể chôn vùi bạn thì nó sẽ nâng bạn lên

Khó khăn bao nhiêu nhưng động lực học tập trong những đứa trẻ luôn sôi sục, niềm hăng say học hành và sự nghiêm túc hiện rõ trong từng tiết học, trong những cuộc trò chuyện và suy nghĩ của tác giả.

Mahar thể hiện tài năng xuất chúng về nghệ thuật và âm nhạc, giúp trường Muhammadiyah giành giải vô địch trong cuộc thi diễu hành.

Lintang cùng những người đồng đội ham học của mình đã giành giải nhất trong một cuộc thi học sinh giỏi.

Nếu khó khăn không thể chôn vùi bạn thì nó sẽ nâng bạn lên
Nếu khó khăn không thể chôn vùi bạn thì nó sẽ nâng bạn lên

Hai chiến binh là nguồn cảm hứng và truyền động lực cho tất cả ngôi trường tồn tại và mọi người cùng tiến bộ để ai không phải bỏ lại phía sau.

Khi giáo dục bị rào cản bởi số phận

“Tôi thất vọng vì có quá nhiều đứa trẻ thông minh buộc phải bỏ học nửa chừng vì lý do tài chính. Tôi nguyền rủa tất cả những kẻ ngu dốt cứ làm ra vẻ thông minh. Tôi căm ghét những đứa trẻ con người giàu không chịu học hành đàng hoàng.”

Đau đớn làm sao kể xiết khi cậu bé phải lựa chọn giữa khát vọng và người thân, đứa trẻ ấy gánh vác cả gia đình trên vai khi chỉ mới mười hai tuổi đầu. Câu chuyện của Lintang khiến người đọc nghẹn ngào với nhiều xúc cảm, xót xa và bất lực trước đầy rẫy bất công còn tồn tại trên cõi đời.

Và sau tất cả, ai trong mười đứa trẻ cũng trưởng thành, họ có cuộc sống cho riêng mình nhưng khi gặp lại, những con người ấy vẫn là bạn bè thân thiết của nhau, họ trân trọng và biết ơn về quãng thời gian dưới mái trường Muhammadiyah.

Và sau tất cả, ai trong mười đứa trẻ cũng trưởng thành, họ có cuộc sống cho riêng mình nhưng khi gặp lại, những con người ấy vẫn là bạn bè thân thiết của nhau, họ trân trọng và biết ơn về quãng thời gian dưới mái trường Muhammadiyah.

Chiến binh Cầu vồng vẫn gây thương nhớ cho người đọc bởi những dòng tâm tình cuối cùng của Andrea Hirata, đây quả là một câu chuyện chan chứa nhiều cảm xúc, trong niềm vui ẩn giấu nỗi buồn, trong nỗi buồn pha chút đau thương và trong đau thương vẫn đong đầy hạnh phúc.

“Điều lạ lùng là, sau khi nghe tin trường tôi sẽ không bị mấy cái máy xúc giật đổ nữa, đám chính trị gia, đảng viên, dân biểu – những người đã từng đến đây thăm trường chúng tôi – đột nhiên biến mất tăm. Họ bị mù trở lại. Người ta quay về với sự vô tâm.”

Học tập là quyền cơ bản của con người nhưng trên khắp thế giới này, vẫn còn vô số đứa trẻ và rất nhiều người thầy phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi ấy. Nghèo đói, bất bình đẳng, chủ nghĩa khủng bố cùng chủ nghĩa thực dân như những khối u ác tính tàn phá nền giáo dục, cướp đi cơ hội đến trường của hàng triệu trẻ em.

SÁCH CHIẾN BINH CẦU VỒNG VIẾT RA DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

Người đọc sẽ nhận thấy những giá trị nhân văn sâu sắc qua từng trang văn với ngôn từ giản dị, gần gũi đến thân thuộc của tác giả, sách chiến binh cầu vồng viết về những đứa trẻ nhưng lại phù hợp với mọi lứa tuổi độc giả trên khắp hành tinh.

Nếu dành quyển sách này cho những đứa trẻ, bạn sẽ giúp chúng hiểu được sự khó khăn… ah không quá khó khăn của những đứa trẻ nơi đây vẫn chưa đủ làm giảm đi ước muốn đến trường, những trò chơi, việc học cũng có thể tận hưởng như chơi một trò chơi đầy đam mê và nghiêm túc.

Review sách chiến binh cầu vồng

Nếu quyển sách chiến binh cầu vồng dành cho ba mẹ sẽ giúp chúng ta được sống lại những tháng ngày thơ ấu cơ cực nhưng rất nhiều niềm vui, chúng ta sẽ thấy rằng mỗi đứa trẻ được chơi cũng chính là học và học cũng chính là chơi, khó khăn một chút sẽ giúp ý chí con vững mạnh hơn nếu cuộc đời chỉ toàn thuận lợi và mọi thứ đều có sẵn.

Và hơn hết, sách chiến binh cầu vồng rất thích hợp dành cho giáo viên. Những người thổi hồn nhân sách và gieo mầm trí tuệ cho các con, khơi gợi niềm đam mê với các con trong mỗi môn học để các con đến trường không chỉ là những khóa học khô khan mà là những khóa học đầy cảm hứng.Và giáo viên cũng là người thầy dạy các em làm người, dạy các em vững chãi để vượt qua khó khăn, truyền cảm hứng cho các em sống là một người hạnh phúc và mang lại ý nghĩa cho cuộc đời này.

Chia sẻ tới bạn bè và gia đình
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x